Table of Contents
Như chúng ta đã biết, cơ thể con người được cấu tạo từ nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau để tạo thành một thể thống nhất. Trong đó có những hệ cơ quan chính đảm nhiệm vai trò quan trọng để cơ thể vận hành một cách hiệu quả. Vậy sơ đồ bộ phận cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Cùng tìm hiểu điều đó ngay sau bài viết bên dưới nhé!
Sơ đồ bộ phận cơ thể người là gì?
Sơ đồ bộ phận cơ thể người là hình ảnh mô phỏng toàn bộ các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể con người. Bên trên sơ đồ, các nhà nghiên cứu sinh học sẽ đánh dấu vị trí và tên gọi của từng bộ phận. Đôi khi, ở 1 số sơ đồ chi tiết còn thể hiện cả vai trò, chức năng của bộ phận đó để giúp người quan sát dễ hiểu và có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.
Ngoài sơ đồ toàn bộ cơ thể người thì còn có các sơ đồ riêng của từng hệ cơ quan được phát hành để tiện phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Cụ thể, có 8 hệ cơ quan quan trọng được phác thảo sơ đồ riêng chi tiết, tỉ mỉ và nhiều nhất là: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động, hệ nội tiết, hệ bài tiết và hệ sinh sản.

Bên cạnh được trang bị trong các thư viện trường học, phòng thí nghiệm để phục vụ cho mục đích giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Sơ đồ các cơ quan, bộ phận cơ thể người còn được trưng bày tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để giúp bác sĩ giải thích rõ ràng bệnh lý cho bệnh nhân.
Sơ đồ bộ phận cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào?
Như đã đề cập ở trên, trong cơ thể con người có 8 hệ cơ quan quan trọng được làm thành các sơ đồ riêng như: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ sinh sản. Mỗi hệ cơ quan sẽ đảm nhiệm từng vai trò riêng góp phần vận hành cơ thể hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.
Để biết 8 hệ cơ quan này quan trọng đến mức nào đối với cơ thể thì ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo và chức năng của từng cơ quan nhé!
Hệ thần kinh
Hệ thần kinh là hệ cơ quan vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Là hệ thống trung tâm điều khiển các hoạt động hàng ngày, tư duy suy nghĩ và phản xạ có điều kiện hoặc không có điều kiện với mọi thứ xung quanh. Giúp cơ thể thích nghi tốt với nhiều sự thay đổi của môi trường bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Hệ thần kinh có cấu tạo bao gồm não bộ, tủy sống và toàn bộ hệ thống các dây thần kinh có chức năng truyền – nhận tín hiệu từ các bộ phận khác. Trong đó, não bộ và tủy sống được gọi là hệ thần kinh trung ương. Riêng các dây thần kinh được gọi là hệ thần sinh dưỡng.
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn bao gồm hệ thống mao mạch máu như động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, tim và bạch huyết. Trong đó, hệ thống tim mạch có nhiệm vụ bơm máu và vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Hệ bạch huyết giữ vai trò lọc và đưa bạch huyết trở lại quá trình lưu thông máu.
Nhờ vậy, hệ tuần hoàn đảm bảo cung cấp lượng oxy, chất dinh dưỡng cùng các hormone cần thiết để nuôi dưỡng toàn bộ các tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và vận hành trơn tru.
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp gồm các cơ quan: mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Chức năng chính của hệ hô hấp là con đường dẫn truyền khí oxy từ không khí vào phổi để cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể. Ngoài ra, hệ hô hấp còn tham gia lọc và đào thải các loại khí độc như Cacbonic ra bên ngoài thông qua phổi và mạch phổi.

Hệ vận động
Hệ vận động bao gồm hệ thống 260 xương và sụn khớp phân bổ đều khắp các vị trí cố định trên cơ thể. Bên cạnh đó còn có các cơ có chức năng vận động linh hoạt dưới sự điều khiển, chi phối của hệ thần kinh. Ngoài chức năng vận động, hệ xương khớp còn đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, lưu trữ các khoáng chất cần thiết và tham gia quá trình tạo tế bào máu, giải phóng hormone.
Trong cơ thể con người thường có 3 nhóm cơ chính là: cơ tim, cơ xương và cơ trơn. Riêng cơ xương là nhóm cơ trong hệ vận động giúp đảm bảo việc di chuyển dễ dàng hơn nhờ khả năng co gập linh hoạt. Các bó cơ này thường nằm sát vào giữa 2 mảnh xương nên khi co cơ, xương khớp cũng theo đó mà hoạt động, tạo sự di chuyển cho chúng ta.
Hệ nội tiết
Hệ nội tiết bao gồm: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tùng và các tuyến sinh dục có khả năng tiết ra hormone cân bằng nội tiết cho cơ thể. Những hormone này sẽ đi theo đường máu để di chuyển đến các bộ phận khác giúp điều hòa hoạt động của cơ quan đồng thời giúp kiểm soát cảm xúc của chúng ta.
Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa gồm các bộ phận như: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, túi mật, tuyến tụy và hậu môn. Chức năng chính của hệ tiêu hóa là chuyển đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất dinh dưỡng này sẽ được đưa đi nuôi dưỡng các tế bào, duy trì hoạt động cho các cơ quan, bộ phận khác.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn giúp biến đổi các chất độc hại hoặc chất không cần thiết thành chất thải để tống xuất ra ngoài thông qua hậu môn.
Hệ bài tiết
Thận, bàng quang, ống dẫn nước tiểu và niệu đạo là những bộ phận thuộc hệ cơ quan bài tiết. Chức năng chính của hệ này là đảm bảo lưu giữ lượng nước cần thiết bên trong cơ thể. Đồng thời, lọc bỏ độc tố, chất gây hại ra bên ngoài thông qua đường bài tiết nước tiểu và mồ hôi. Bên cạnh đó, hệ bài tiết cũng có nhiệm vụ cân bằng các chất điện giải có trong chất lỏng và duy trì nồng độ pH trong máu.

Hệ sinh sản
Hệ sinh sản hay còn được gọi là hệ sinh dục và có sự khác nhau giữa 2 giới nam và nữ. Theo đó, cấu tạo hệ sinh dục ở nam bao gồm: dương vật, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và tinh hoàn. Còn cấu tạo hệ sinh dục nữ sẽ có các bộ phận như: âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Nhiệm vụ chính của hệ sinh sản là tạo ra hormone và duy trì nòi giống.
Bí quyết có một cơ thể khỏe mạnh
Có thể thấy rằng, cơ thể chúng ta là 1 thể thống nhất với sự kết hợp vận hành của nhiều cơ quan, bộ phận với nhau. Vậy nên, để các cơ quan hoạt động hiệu quả giúp cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải xây dựng 1 lối sống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
Dưới đây là 10 thói quen của người khỏe mạnh mà bạn có thể tham khảo để giúp cơ thể khỏe hơn mỗi ngày nhé!
– Người khỏe mạnh luôn ăn sáng
– Lên kế hoạch cho các bữa ăn
– Uống nhiều nước
– Thường xuyên vận động thể chất
– Hạn chế sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác
– Rèn luyện trí óc bằng học 1 kỹ năng hoàn toàn mới như: đọc sách, chơi đàn, vẽ…
– Không hút thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện
– Nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya
– Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời
– Thiền định
Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đọc đã biết sơ đồ bộ phận cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào và mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan trong cơ thể. Để từ đó, có cách chăm sóc sức khỏe hợp lý giúp các cơ quan, bộ phận vận hành hiệu quả, tránh sinh bệnh nhé!